Chào mừng bạn đến với Nhà Mọt
Ba kích còn được gọi với nhiều tên khác như dây ruột gà, kích thiên, đan diền âm vũ, diệp liễu thảo. Đây là cây dây leo có nhiều lông mịn, đầu lá nhọn, cuối lá hình bầu dục mọc đối, lá non màu sanh lá già màu tím, mặt dưới có gân so le.
Hoa ba kích khá nhỏ, chiều dài từ 0,5 - 1,5 cm mọc thành chùm tập chung ở đầu cành, lúc non màu trắng, về sau hơi vàng. Đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm các đài hoa mọc không đều. Mùa hoa thông thường vào khoảng tháng 5 - 6, kết trái vào tháng 7 - 10. Quả hình cầu khi chín màu đỏ.
Rễ ba kích là phần có giá trị nhất, phình to thành củ khá đều, màu nâu nhạt, chiều dài trên 7cm, đường kính khoảng 0,5 - 0,7cm có lõi gân, thịt mới cắt màu hồng nhạt hoặc tía vị hơi ngọt.
Củ ( rễ ) ba kích tím
Ở Việt Nam ba kích phân bố khá thưa thớt, chủ yếu ở ven bìa rừng ở một số nơi như Quảng Ninh, Lạng sơn, vĩnh phúc, Gia lai.
Ba kích là một dược liệu quý dùng làm thuốc điều trị một số bệnh như yếu sinh lý, liệt dương, suy thận, giúp đấng mày râu lấy lại phong độ. Ba kích còn trị các bệnh tuổi già như đau lưng, mỏi gối, chên tê chân yếu. Thường được ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống.
Rượu ngâm ba kích rất tốt về đường sinh lý
- Chọn nguyên liệu: chọn củ già sần sùi, nhiều khúc gấp vì củ càng già thì chất lượng càng cao và quý hiếm.
- Sơ chế: rửa thật sạch ba kích bằng nước sau đó để ráo.
- Rút lõi ba kích: dùng dao rạch đôi củ ba kích cho lộ phần lõi, sau đó kéo sạch phần lõi cứng ra.
- Rượu ngâm: dùng rượu nếp trắng hoặc tẻ nồng độ từ 40-50 độ.
- Bình ngâm: nên chọn bình thủy tinh có nắp kín, không nên chọn bình nhựa.
- Tỷ lệ: nên ngâm 1kg ba kích tươi với 4-5l rượu, 7-8l rượu cho 1kg ba kích khô.
- Thời gian ngâm: ba kích ngâm sau 1 tháng có thể sủ dụng được, tuy nhiên ngâm càng lâu thì uống càng ngon và giá trị dược liệu cao.
- Bảo quản: bảo quản ở nơi thoáng mát nhiệt độ thấp, nên để bình tiếp đất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 038 753 4546
Fanpage: Hạt Dinh Dưỡng Tây Nguyên
Email: hatdinhduongtaynguyenogn@gmai.com
Website: hatdinhduongtaynguyen.com